Trường Đại Học Xây Dựng Hà Nội
vi en

Danh mục liên quan

HTQT & NCKH

Bài viết liên quan

Chương trình hợp tác đào tạo bộ môn Cấp thoát nước - khoa Kỹ thuật Môi trường và Tập đoàn JFE
Khai mạc Dự án SAUNAC và Hội nghị Thành phố Việt Nam thông minh và bền vững(SSVC)
Thành lập mạng lưới các trường có đào tạo ngành Nước: tăng sức mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Nước Việt Nam
Nghiệm Thu Đề Tài “Nghiên Cứu Đề Xuất Các Yếu Tố Lựa Chọn Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Đô Thị Thích Hợp Cho Các Vùng Miền Việt Nam”
Thông Báo Tài Trợ Của Quỹ Nghiên Cứu Khoa Học Về Nước Và Môi Trường Kurita (KWEF) Năm 2022
Thông Báo Tổ Chức Cuộc Thi Ý Tưởng Sáng Tạo Và Khởi Nghiệp Sinh Viên Trường Đại Học Xây Dựng Năm 2021 – NUCE-InTech 2021
NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2020
SINH VIÊN NGÀNH NƯỚC THỰC TẬP TẠI NHẬT BẢN
KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN HỢP TÁC QUỐC TẾ CÔNG NGHỆ PHÙ HỢP VỀ NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
NGHIÊN CỨU XỬ LÝ KẾT HỢP BÙN BỂ TỰ HOẠI VÀ BÙN CỦA TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN HỦY KỴ KHÍ
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ MBR HIẾU KHÍ ĐỂ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ CÔNG NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ CHEMILES ĐỂ XỬ LÝ NƯỚC NGẦM CỦA HÀ NỘI
NGHIÊN CỨU THU GOM, XỬ LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC MƯA
NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ MÀNG LỌC NANO ĐỂ XỬ LÝ NƯỚC NHIỄM MẶN
MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG ĐÁ JARIKKO
LỄ KÝ KẾT HỢP TÁC NCKH, ĐÀO TẠO VÀ TẶNG MÔ HÌNH BƠM GRUNDFOS CHO BỘ MÔN CẤP THOÁT NƯỚC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG THAM GIA GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG, KHẮC PHỤC SỰ CỐ TẠI CÔNG TY FORMOSA HÀ TĨNH (FHS)
TẠP CHÍ CỦA TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG VÀO DANH MỤC ASIAN CITATION INDEX (ACI)
Nhiều kết quả nghiên cứu mới trong lĩnh vực Cấp Thoát nước, Kỹ thuật và Môi trường
HỘI THẢO KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN VÀ KHÁNH THÀNH PHÒNG THÍ NGHIỆM SATREPS: “PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THÍCH ỨNG VỚI NGUỒN NƯỚC Ô NHIỄM”

Vai trò của khoa học và công nghệ trong ngành Nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2025

Đăng bởi: Vnwater -
Thứ 4, 11/05/2022 12:43 (GMT +7)

1. Vai trò của khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp

Công nghệ là tập hợp các phương tiện kỹ thuật, công cụ, phương pháp, bí quyết hay quy trình, được sử dụng để chuyển hóa các nguồn lực thành một loại sản phẩm nào đó. Công nghệ gồm 2 thành phần chính, là phần cứng (công cụ, máy móc, thiết bị, vật liệu), và phần mềm (bao gồm cả con người, thông tin, phương pháp, quy trình, bí quyết hay know-how, tổ chức điều hành, phối hợp, quản lý...).

Khoa học và công nghệ (KH&CN) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Kỹ thuật, công nghệ được phát triển dựa trên nền tảng các môn khoa học, các nghiên cứu khoa học. Những phát minh khoa học là tiền đề cho nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ, thiết bị mới. Các vấn đề gặp phải trong kỹ thuật là tiền đề cho những nghiên cứu khoa học mới.

Dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, KH&CN mang đến những lợi thiết thực, giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận cũng như đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. Cơ sở hạ tầng công nghệ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, văn hóa và các mối quan hệ của một doanh nghiệp, bảo mật thông tin, giao tiếp với khách hàng, … Tăng cường năng lực công nghệ cho phép doanh nghiệp nắm bắt kịp xu thế thị trường, đưa ra được những quyết sách đúng, giảm thiểu tối đa rủi ro, thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo sự bền vững. 

Đổi mới công nghệ là quá trình phát triển và đưa vào thị trường những sản phẩm mới, hay quá trình đổi mới, cải tiến công nghệ sản xuất. Đổi mới sản phẩm tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới, hoặc cải tiến các sản phẩm truyền thống của công ty mình.

Với ngành nước, sản phẩm nước tinh khiết đóng chai, nước đã khử muối, nước uống trực tiếp tại vòi có thể được coi là những sản phẩm mới. Đổi mới, cải tiến quy trình sản xuất, áp dụng các tiến bộ công nghệ, nhất là đối với các nước đang phát triển, cho phép nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Hiện đại hoá máy móc, thiết bị hay đổi mới công nghệ là hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Tiến bộ KH&CN, đổi mới công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm mới, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu… Doanh nghiệp, nhờ vậy, sẽ tăng khả năng cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2. Thực trạng ứng dụng KH&CN ở các doanh nghiệp cấp thoát nước

2.1.  Nhận định chung

Trong thời gian qua, các doanh nghiệp cấp thoát nước đã rất chú trọng đến việc phát triển và ứng dụng KH&CN vào sản xuất. Nhận thấy rõ KH&CN là con đường ngắn nhất để thay đổi, cải thiện tình hình, thậm chí để bứt phá, nâng cao sức cạnh tranh, ngày càng nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư nghiên cứu, đổi mới công nghệ, theo hướng ứng dụng công nghệ, thiết bị mới; tự nghiên cứu các công nghệ phù hợp; áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tối ưu hóa sản xuất để nâng cao năng suất lao động, giảm bớt nặng nhọc, độc hại, đảm bảo an toàn cho người lao động; tự thiết kế, gia công chế tạo các thiết bị hay các phụ tùng thay thế phù hợp; vv… Các hoạt động KH&CN này thực sự mang lại hiệu quả sản xuất và kinh doanh, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp người lao động và cộng đồng cả trước mắt và lâu dài.

Bên cạnh đó, ở nhiều nơi, nhiều doanh nghiệp cấp thoát nước ít quan tâm đến mảng KH&CN, không thực sự hiểu rõ ích lợi của các hoạt động nghiên cứu, triển khai, hoặc không biết bắt đầu từ đâu trong khi nguồn lực còn hạn chế. Ở địa phương nào cũng có nhiều vấn đề kỹ thuật nổi cộm, nhiều bài toán chuyên môn khó cần nghiên cứu, giải quyết, nhưng do nhiều lý do, KH&CN không được quan tâm, coi là hướng đi để cải thiện, thay đổi tình hình. Nghị định 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ đã quy định các doanh nghiệp nhà nước hằng năm phải trích từ 3% đến 10% lợi nhuận trước thuế để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp ngoài nhà nước được quyền trích từ thu nhập trước thuế tối đa 10% để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Tuy nhiên trên thực tế nhiều doanh nghiệp không sử dụng hiệu quả quỹ này. Ngoài ra, nguồn ngân sách hỗ trợ cho các hoạt động KHCN ở nhiều địa phương luôn ở tình trạng thừa, không biết chi vào đâu cho hiệu quả, trong khi nhiều doanh nghiệp cấp thoát nước không biết tận dụng và không mặn mà đăng ký các đề tài nghiên cứu. Đây chính là những nội dung cần khắc phục, cải thiện trong thời gian tới.

2.2. Một số ví dụ về ứng dụng công nghệ mới ở các doanh nghiệp cấp thoát nước

Hiện nay, tại các đô thị Việt Nam có khoảng 750 nhà máy nước, tổng công suất đạt trung bình khoảng 10,6 triệu m3/ngày, tỷ lệ thất thoát, thất thu khoảng 19% (giảm 11% so với năm 2010) và tỷ lê dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 88%, tăng trưởng +2% so với năm 2018 là 86%. Trong số các hệ thống cấp nước này, đã có nhiều hệ thống đang áp dụng công nghệ thông tin, các giải pháp tiên tiến trong quản lý vận hành, ở các mức độ khác nhau. Tại một số địa phương, quản lý hệ thống cấp nước đã ứng dụng tích hợp các công nghệ bản đồ số GIS, công nghệ di động, công nghệ điện toán đám mây, tích hợp thành hệ thống toàn diện quản lý cho các doanh nghiệp cấp nước: thiết lập bản đồ số mạng cấp nước, quản lý tài sản, giám sát vận hành và bảo trì mạng cấp nước, quản lý và chăm sóc khách hàng, ghi chỉ số và kiểm tra đồng hồ nước, quản lý đồng hồ nước, quản lý chất lượng nước, hỗ trợ phòng chống thất thoát nước… Các giải pháp dịch vụ gia tăng như tổng đài chăm sóc khách hàng VOIP 1900, SMS, hóa đơn điện tử và thanh toán điện tử được tích hợp vào hệ thống quản lý khách hàng. 

Nhiều hệ thống cấp nước đã bố trí, lắp đặt hệ thống điều khiển trung tâm, hệ thống giám sát chất lượng nước tự động với một số chỉ tiêu chính tại từng quy trình xử lý, tùy theo chất lượng nước thô để điều chỉnh quy trình xử lý, liều lượng hóa chất phù hợp; sử dụng thiết bị biến tần, điều khiển trung tâm, để tăng cường hiệu quả và tiết kiệm điện năng, giảm chi phí nhân công… (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bình Dương, TT-Huế, Vũng Tàu, vv…). Một số đơn vị cấp nước đầu tư cho phần mềm quản lý tài sản, thiết bị giám sát chất lượng và áp lực nước, điều khiển van phân vùng cấp nước, thông qua các chương trình, dự án chống thất thoát, thất thu nước sạch của WB, ADB, hoặc từ nguồn kinh phí của công ty, nguồn ngân sách hỗ trợ. Các biện pháp này đã góp phần giảm rõ rệt tỷ lệ thất thoát nước ở Bà Rịa - Vũng Tàu (còn dưới 10%), TP. Hồ Chí Minh (19,2%), Hải Phòng (dưới 15%), Hải Dương (dưới 12%). 

Một số ví dụ triển khai ứng dụng KH&CN một cách hiệu quả tại Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco): Trang bị biến tần cho các Trạm bơm; Ứng dụng phần mềm thủy lực (WATERGEMs) vào quản lý vận hành, phát triển hệ thống cấp nước; Triển khai hệ thống GIS (thông tin địa lý) cho mạng lưới cấp nước Thành phố; Ứng dụng giải pháp thi công đấu nối ống cấp nước sử dụng van Linestop (cắt tê không ngưng nước); vv.

Công ty CP Cấp nước Gia Định áp dụng sáng kiến "Dịch vụ khách hàng 4.0", với hệ thống quản lý và chăm sóc khách hàng được xây dựng đồng bộ, hợp nhất tất cả các kênh liên lạc trên cùng một hệ thống (Call Center, trang thông tin điện tử, dịch vụ khách hàng trực tuyến, Zalo, thiết bị di động, phần mềm quản lý hồ sơ khách hàng, …). Trung tâm vận hành mạng lưới cấp nước (NOC) quản lý, giám sát hoạt động của mạng lưới cấp nước theo thời gian thực. Công ty đã giảm được tỷ lệ thất thoát nước 53% năm 2012 xuống còn 16% năm 2019, tiết kiệm 200 triệu m3 nước, tương đương gần 1.000 tỷ đồng, góp phần đáng kể làm giảm tỷ lệ thất thoát nước chung trên toàn Tổng công ty Sawaco.

Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội đã mạnh dạn nghiên cứu, bổ sung thành công nguồn nước mặt vào Nhà máy nước ngầm Bắc Thăng Long – Vân Trì, cho phép nâng công suất NM từ 30.000 m3/ngày lên 50.000 m3/ngày, đáp ứng nhu cầu cấp nước ngày càng cao ở khu vực, trong bối cảnh nguồn nước ngầm bị suy giảm nghiêm trọng.

Công ty CP Cấp nước Hải Phòng đã liên tục có những nghiên cứu đổi mới, cải tiến công nghệ, mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Nhà máy nước An Dương đã được cải tạo, nâng công suất nhà máy từ 60.000m3/ngày lên 140.000 m3/ngày rồi 200.000 m3/ngày, với các giải pháp đặc thù, sáng tạo, như chuyển đổi bể lọc 1 lớp thành 2 lớp vật liệu lọc (dự án hợp tác nghiên cứu của Công ty với chuyên gia Phần Lan và trường Đại học Xây dựng Hà Nội). Đến nay, Công ty đã áp dụng cho tất cả bể lọc của các nhà máy nước do Công ty quản lý, giúp tăng vận tốc lọc, kéo dài chu kỳ lọc, giảm chi phí điện năng và nâng cao chất lượng nước sau lọc (độ đục nước sau lọc luôn đạt < 0,1-0,2 NTU). Công ty đã làm chủ công nghệ bể lọc tiếp xúc sinh học U-BCF để xử lý nguồn nước nhiễm hữu cơ và amonivà đang nhân rộng công nghệ này. Cấp nước Hải Phòng cũng mạnh dạn áp dụng công nghệ RO để xử lý nước biển thành nước cấp cho đảo du lịch Cát Bà, công suất 1.500 m3/ngày và đang tiếp tục nhân rộng.